Hướng dẫn quy trình thành lập phòng khám nha khoa

Khi nhu cầu chăm sóc Răng – Hàm – Mặt ngày càng gia tăng thì nha khoa cũng trở thành chuyên ngành phát triển mạnh mẽ hiện nay, bởi nó mang cả yếu tố sức khỏe và thẩm mỹ.

Điều này cũng khiến việc thành lập phòng khám nha khoa trong những năm gần đây ngày càng rầm rộ, dẫn tới cơ quan quản lý càng thêm làm chặt chẽ hơn để đảm bảo các cơ sở phòng khám nha khoa đều hoạt động hiệu quả.

Vậy quy trình thành lập phòng khám nha khoa có những bước nào? Làm sao để mở phòng khám nha khoa đảm bảo đạt tiêu chuẩn và đúng thủ tục? Điều kiện để thành lập phòng khám nha khoa là gì? Tất cả đều được nêu rõ trong bài viết dưới đây.

Điều kiện cần có để thành lập phòng khám nha khoa

Phòng khám nha khoa là phòng khám chuyên khoa thuộc lĩnh vực y tế, vì vậy muốn thành lập phòng khám nha khoa chúng ta cần phải đảm bảo phòng khám đáp ứng đầy đủ những yêu cầu và điều kiện cần thiết nhằm giúp phòng khám có thể hoạt động ổn định và hiệu quả. Trong đó các điều kiện cần có để mở phòng khám nha khoa bao gồm:

Hình thức thành lập phòng khám

Đối với những phòng khám nha khoa tư nhân khi muốn thành lập buộc phải thành lập dưới hình thức công ty, hoặc thành lập dưới hình thức hộ kinh doanh có ngành nghề hoạt động phòng khám chuyên khoa về nha khoa hoặc đa khoa.

Quy trình thành lập phòng khám nha khoa

 

Nhân sự phòng khám

Đối với phòng khám nha khoa, khi mở phòng khám thì người đứng đầu phòng khám nha khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt. Bác sỹ phải có thời gian khám chữa bệnh tối thiểu là 54 tháng về chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt.

Ngoài ra, với những nhân sự khác làm việc trong phòng khám nha khoa nếu như thực hiện khám chữa bệnh thì cũng phải có chứng chỉ hành nghề, chỉ được phép khám chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Và công việc được phân công cho từng nhân sự phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

Mỗi bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn chỉ được đứng tên 1 phòng khám tư nhân.

Cơ sở vật chất trong phòng khám

Thành lập phòng khám nha khoa cần phải đảm bảo có cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu tối thiểu, bao gồm:

Về xây dựng:

+ Địa điểm phòng khám phải cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình

+ Phòng khám phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, tường và nền dùng chất liệu dễ tẩy rửa vệ sinh, có trần chống bụi.

+ Rác thải y tế phải được xử lý theo đúng quy định pháp luật, các buồng thủ thuật, buồng cắm Implant… phải đảm bảo vô trùng.

+ Phòng khám phải đảm bảo có đủ điện, nước cùng các điều kiện khác để chăm sóc người bệnh.

Về thiết kế:

+ Phòng khám nha khoa phải có nơi đón tiếp người bệnh, diện tích tối thiểu là 10 m2

+ Phòng khám có thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật cấy ghép răng (Implant) thì phòng thủ thuật phải có diện tích tối thiểu là 10 m2.

+ Phòng khám nha khoa có nhiều hơn 1 ghế răng phải đảm bảo mỗi ghế răng có diện tích tối thiểu 5 m2.

+ Phòng khám có sử dụng thiết bị bức xạ, thiết bị X- Quang chụp răng gắn với ghế răng thì phải đảm bảo quy định an toàn về bức xạ.

Thiết bị y tế trong phòng khám

+ Phòng khám nha khoa phải đảm bảo có đầy đủ mọi thiết bị và dụng cụ y tế phù hợp với các phạm vi hoạt động chuyên môn đã được đăng ký.

+ Phòng khám phải có hộp thuốc chống sốc cùng với các thuốc cấp cứu chuyên khoa

Công việc trong phòng khám

Khi thành lập phòng khám nha khoa, bạn còn cần phải đảm bảo công việc trong phòng khám nha khoa chỉ hoạt động trong phạm vi đăng ký bao gồm:

+ Khám bệnh, chữa bệnh thông thường, cấp cứu ban đầu các vết thương hàm mặt.

+ Làm các tiểu phẫu sửa sẹo vết thương nhỏ dài dưới 02 cm ở mặt.

+ Nắn sai khớp hàm.

+ Điều trị laser bề mặt.

+ Chữa các bệnh viêm quanh răng.

+ Chích, rạch áp xe, lấy cao răng, nhổ răng.

+ Làm răng, hàm giả.

+ Chỉnh hình răng miệng.

+ Chữa răng và điều trị nội nha.

+ Thực hiện cắm ghép răng (implant) đơn giản với số lượng từ một đến hai răng trong một lần thực hiện thủ thuật (riêng cắm răng cửa của hàm dưới được cắm tối đa 04 răng) nếu bác sỹ trực tiếp thực hiện kỹ thuật có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận về cắm ghép răng do trường đại học chuyên ngành y khoa hoặc bệnh viện tuyến tỉnh trở lên cấp. Không ghép xương khối tự thân để cắm răng hoặc người bệnh đang có bệnh lý về nội khoa tiến triển liên quan đến chất lượng cắm răng.

+ Tiểu phẫu thuật răng miệng.

+ Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám.

 

Tin tức liên quan:

5 chiến dịch Marketing phòng khám nhi tạo ấn tượng sâu với khách hàng

Tổng hợp 6 bước lập kế hoạch Marketing bệnh viện, phòng khám không thể bỏ qua

Chiến lược thu hút bệnh nhân cho phòng khám đơn giản, hiệu quả

 

Quy trình thành lập phòng khám nha khoa gồm những gì?

Theo thông tư 41/2011/TT-BYT về cấp giấy chứng chỉ hành nghề với người hành nghề và cấp giấy phép với cơ sở khám chữa bệnh. Muốn mở phòng khám nha khoa chúng ta phải tuân thủ các quy trình thủ tục đăng ký phòng khám theo các bước như sau:

Quy trình thành lập phòng khám nha khoa

 

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ xin thành lập phòng khám nha khoa tại Sở Y Tế nơi mở phòng khám, chờ bán bộ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được viết phiếu tiếp nhận cho người làm thủ tục.

Bộ hồ sơ xin thành lập phòng khám nha khoa bao gồm:

+   Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động phòng khám nha khoa (theo mẫu đính kèm trong File)

+ Bản sao có công chứng về quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Với phòng khám nha khoa có vốn đầu tư nước ngoài còn cần bản sao công chứng giấy chứng nhận đầu tư.

+  Hồ sơ về địa điểm kinh doanh phòng khám: Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hợp pháp;

+ Hồ sơ của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phòng khám gồm:

CMND/CCCD, sổ hộ khẩu;

Bằng tốt nghiệp đại học;

Chứng chỉ hành nghề đã được cấp;

Văn bản xác nhận thời gian công tác từ đủ 54 tháng của người chịu trách nhiệm chuyên môn chính kèm theo QĐ tuyển dụng, HĐLĐ, QĐ thôi việc tại nơi xin xác nhận để chứng minh hiện nay không còn làm việc tại cơ sở cũ.

Giấy tờ chứng minh chứng chỉ hành nghề còn hiệu lực theo quy định.

+  Hồ sơ của các nhân viên khác nếu có:

CMND/CCCD, sổ hộ khẩu;

Bằng tốt nghiệp đại học;

Chứng chỉ hành nghề;

Hợp đồng lao động với phòng khám.

+  Bộ hồ sơ hệ thống xử lý nước thải: đảm bảo lắp đặt hệ thống xử lý nước thải theo quy định kèm xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

+   Hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại.

Bước 2: Thẩm định cơ sở

Sau khi hồ sơ pháp lý của phòng khám được nộp tới Sở Y Tế, bán bộ Sở sẽ lập đoàn thẩm định trực tiếp xuống phòng khám để thẩm tra cơ sở.

Dựa trên cơ sở kiểm tra hồ sơ với thực tế phòng khám, Sở Y Tế sẽ quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám.

Bước 3: Nhận kết quả

Sau khi có kết quả, người làm thủ tục sẽ tới nhận kết quả cấp phép hoạt động cho phòng khám theo lịch được ghi trên phiếu hẹn.

Để được tư vấn kỹ hơn về quy trình thành lập phòng khám nha khoa, bạn có thể liên hệ tới Digi Medical để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.

Digi Medical là đơn vị cung cấp giải pháp Truyền thông và Marketing cho Y tế, được thực hiện bởi những người làm Y tế giúp các phòng khám, bệnh viện tăng cường lan tỏa thương hiệu tới khách hàng, tạo sự kết hợp hài hòa giữa truyền thông thương hiệu, marketing bệnh viện – phòng khám.

Mọi chi tiết cần tư vấn về quy trình thành lập phòng khám nha khoa có thể liên hệ tới Digi Medical theo số hotlline: 092 678 36 68 để được nhận tư vấn cụ thể hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *