4 TIÊU CHÍ TUYỂN DỤNG

4 TIÊU CHÍ TUYỂN DỤNG

  1. Nhóm tiêu chí tuyển dụng đánh giá năng lực ứng viên

Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là những kiến thức, hiểu biết của ứng viên sử dụng để thực hiện công việc. Ứng viên có nhiều năng kinh nghiệm bằng hoặc nhiều hơn với mức nhà tuyển dụng đặt ra thường được nhà tuyển dụng đánh giá cao và được xếp vào ứng viên tiềm năng để phỏng vấn. Các doanh nghiệp đều mong muốn tuyển dụng được những nhân sự có nhiều kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí đào tạo nhân viên và thời gian đào tạo. Đồng thời, quá trình tiếp nhận và xử lý công việc của người có kinh nghiệm cũng sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Kinh nghiệm làm việc

Để đánh giá kinh nghiệm làm việc của ứng viên, nhà tuyển dụng có thể dựa vào 3 đặc điểm chính sau:

  • Thời gian làm việc tại vị trí làm tương ứng trước đó
  • Những công việc đã làm và chịu trách nhiệm + Kèm kết quả đạt được
  • Khả năng hoàn thành công việc: hiệu suất và chất lượng công việc
  • Thành tích đạt được

Khả năng thích ứng

Khả năng thích ứng là tiêu chí tuyển dụng đề cập đến khả năng ứng viên hòa nhập với môi trường, văn hóa doanh nghiệp, công việc hoặc những tác động từ môi trường, kinh tế,… Ứng viên nếu có khả năng thích ứng tốt sẽ là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Bởi lẽ, doanh nghiệp sẽ không mất quá nhiều thời gian và công sức để giúp nhân viên mới thích ứng với môi trường làm việc. Nhân sự cũng có thể phát huy khả năng của bản thân nhanh chóng, tạo cơ sở để ứng viên thỏa sức sáng tạo và phát triển.

Ví dụ: Nhà tuyển dụng có thể đặt các câu hỏi như “khi làm việc tại công ty trước đây, ứng viên mất bao lâu thể làm quen với môi trường và công việc?”. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể biết được khả năng thích ứng của ứng viên trong môi trường mới dễ dàng.  

Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn là những hiểu biết và kiến thức chuyên sâu của ứng viên về lĩnh vực nhất định. Mỗi vị trí tuyển dụng khác nhau sẽ có những yêu cầu và đòi hỏi cụ thể về kiến thức chuyên môn. Nắm vững kiến thức chuyên môn là điều kiện cơ bản nhất để nhân sự có thể hiểu và thực hiện công việc dễ dàng.

Nhà tuyển dụng có thể kiểm tra và đánh giá kiến thức chuyên môn của ứng viên thông qua nhiều hình thức như phỏng vấn, hỏi đáp, bài thi kiểm tra IQ & EQ,…

Kỹ năng phục vụ công việc

Kỹ năng là khả năng, hiểu biết, và khả năng thực hiện một nhiệm vụ hoặc công việc cụ thể. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá tiêu chí tuyển dụng này thông qua 2 nhóm kỹ năng chính sau:

  • Kỹ năng chuyên môn…
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng xử lý vấn đề,…

Kỹ năng phục vụ công việc

Để xác định được chính xác những kỹ năng cần có trong công việc mà doanh nghiệp muốn tuyển dụng, bộ phận tuyển dụng cần phối hợp với các phòng ban có liên quan. Sau đó, nhà tuyển dụng tiến hành Screen CV, đánh giá kỹ năng ứng viên qua phỏng vấn và trong quá trình thử việc (Nếu ứng viên trúng tuyển).

  1. Nhóm tiêu chí tuyển dụng đánh giá thái độ của ứng viên

Sự tự tin

Sự tự tin của ứng viên hay chính là cách mà ứng viên thể hiện sự chắc chắn về kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng mà họ có. Nhà tuyển dụng có thể dựa vào yếu tố này để làm căn cứ đánh giá ứng viên. Một vài biểu hiện thể hiện sự tự tin của ứng viên như:

  • Thái độ thoải mái
  • Cách trả lời lưu loát của ứng viên
  • Sự chủ động trong việc đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng

Mọi lời nói và hành động mà nhà tuyển dụng khai thác được từ cách làm trên sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên đó có tự tin hay không.

Chú ý: nhà tuyển dụng cần phân biệt rõ giữa tự tin và tự phụ để đánh giá chính xác ứng viên hơn. Bởi tự phụ là mức độ thể hiện thái quá của tự tin. Người tự phụ thường đề cao năng lực của bản thân mà không coi trọng ý kiến từ người khác.

Biết lắng nghe

Người biết lắng nghe là người có lòng kiên trì, nhẫn nại và biết cải thiện bản thân tốt hơn từ những đóng góp của mọi người xung quanh. Họ có khả năng thấu hiểu và xây dựng các mối quan hệ xung quanh tốt đẹp. Vì vậy, những ứng cử viên đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng lắng nghe là những ứng cử viên được các doanh nghiệp tìm kiếm.

Nhà tuyển dụng có thể khai thác và kiểm tra kỹ năng lắng nghe của ứng viên ngay trong buổi phỏng vấn qua thái độ và phản ứng của họ bằng cách:

  • Đặt câu hỏi. (Ví dụ: Khi làm việc nhóm, bạn đã từng gặp phải trường hợp các thành viên bất đồng quan điểm với nhau chưa? Khi đó bạn đã làm thế nào?)
  • Đưa ra tình huống giả định. (Ví dụ: Giả sử bạn đang tham gia một cuộc họp quan trọng, và một thành viên khác có ý kiến khác bạn. Bạn sẽ làm như thế nào?)

Tinh thần học hỏi

Tinh thần học hỏi là tinh thần ham học, chăm chỉ và tích cực rèn luyện các kỹ năng, kiến thức để phát triển bản thân. Doanh nghiệp thường dựa vào tiêu chí này để đánh giá về tiềm năng phát triển của ứng viên. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, tinh thần học hỏi được nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực. Họ thường chủ động tìm tòi, cập nhật những kiến thức và giá trị mới.

Tố chất này của ứng viên sẽ thể hiện rõ nhất trong quá trình làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng vẫn có thể đánh giá tinh thần học hỏi của ứng viên thông qua:

  • Thông tin ứng viên cung cấp trong CV: Về những công việc/ kỹ năng bổ trợ, các kỹ năng, định hướng và mục tiêu nghề nghiệp, sở thích,…
  • Cách trả lời và tiếp nhận thông tin của ứng viên trong quá trình trao đổi và phỏng vấn: Trả lời xác nhận thông tin email, thái độ cầu thị,…
  • Những người nổi tiếng mà ứng viên theo dõi, những group mà ứng viên tham gia,…

Tinh thần kỷ luật

Tinh thần kỷ luật là việc thực hiện và triển khai các hoạt động chuẩn chỉnh, tuân thủ theo đúng quy tắc và đúng quy trình đã được quy định rõ. Việc đảm bảo kỷ luật trong tổ chức là điều tất yếu mà mọi ứng viên phải thực hiện. Do đó, tiêu chí “tinh thần kỷ luật” được các doanh nghiệp sử dụng để đánh giá và chọn lọc ứng viên. Đó có thể là:

  • Cách thức ứng viên quản lý thời gian và công việc của mình
  • Cách thức họ tuân thủ các quy tắc, quy trình và chính sách tại công ty cũ
  • Mức độ hoàn thành và thực hiện công việc được giao

Các hoạt động đánh giá về tinh thần kỷ luật của ứng viên doanh nghiệp có thể áp dụng như:

  • Phỏng vấn trực tiếp
  • Điều tra thông tin
  • Hỏi đáp hoặc đưa ra tình huống giả định

Sự trung thực

Trung thực là tiêu chí tuyển dụng đề cập đến đạo đức của ứng viên. Hiểu đơn giản trung thực là ứng viên không biết nói dối, ngay thẳng và luôn nói lên sự thật. Từng nhân sự trong doanh nghiệp đều là người trung thực sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng môi trường làm việc công bằng và tích cực.  Vì vậy, tiêu chí về sự trung thực được nhiều doanh nghiệp chú trọng.

Chỉ cần nhà tuyển dụng để ý một vài biểu hiện nhỏ của ứng viên đã có thể biết được sự trung thực của ứng viên. Cụ thể như: tính thống nhất trong lời nói, sự chắc chắn trong lời nói, hành động ứng xử trước sau,… Đồng thời, nhà tuyển dụng cũng nên khéo léo quan sát và đưa ra những câu hỏi cho ứng viên để có thể có thêm cơ sở đánh giá.

  1. Nhóm tiêu chí tuyển dụng và đánh giá ứng viên được ưu tiên hàng đầu

Tố chất phù hợp với từng vị trí công việc

Bên cạnh những tiêu chí tuyển dụng về thái độ và năng lực, nhà tuyển dụng còn đưa ra những tiêu chí ưu tiên về tố chất riêng với từng vị trí tuyển dụng đó. Tùy thuộc vào đặc thù công việc và vị trí làm việc khác nhau, những tố chất sẽ khác nhau. Cụ thể như:

  • Vị trí quản lý/ giám đốc: Tố chất lãnh đạo, tố chất làm việc nhóm, tố chất quyết đoán,…
  • Vị trí nhân viên thiết kế/ media/ Marketing: Tố chất sáng tạo, tố chất công nghệ và phần mềm, tố chất thẩm mỹ,…
  • Vị trí nhân viên truyền thông/ quan hệ công chúng: Tố chất giao tiếp, tốt chất linh hoạt, tốt chất tổ chức,…

Bằng cấp, chứng chỉ

Nhiều doanh nghiệp thường có những tiêu chí cụ thể về bằng cấp, chứng chỉ của ứng viên. Đó chính là những thước đo mà nhà tuyển dụng dùng để đánh giá năng lực và kiến thức của ứng viên đối với vị trí mà họ ứng tuyển. Từ đó, nhà quản trị có thể sàng lọc những ứng viên không phù hợp nếu họ làm trái ngành, không đúng với chuyên ngành yêu cầu.

  • Đối với những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm: Tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành theo yêu cầu tuyển dụng/ cao đẳng đúng chuyên ngành theo yêu cầu tuyển dụng/ THPT
  • Đối với những vị trí đòi hỏi kinh nghiệm: Bằng cấp hoặc chứng chỉ theo yêu cầu như: tốt nghiệp thạc sĩ/ tiến sĩ, bằng tốt nghiệp loại giỏi,…

Ngoại ngữ

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo 2 thứ tiếng trở lên ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, tiêu chí về ngoại ngữ là tiêu chí được nhiều doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Đặc biệt tại các vị trí chuyên biệt như phiên dịch viên, nhân viên đối ngoại, hướng dẫn viên du lịch, quan hệ đối tác, giảng viên hệ quốc tế,…

Đồng thời, trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, nhân sự có khả năng sử dụng nhiều ngôn ngữ là một lợi thế để doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác và kinh doanh với các nước trên thế giới. Hơn thế nữa, nhờ vào khả năng tìm kiếm và tiếp cận thông tin nhanh chóng từ nước ngoài, doanh nghiệp còn tạo được thêm nhiều cơ hội và lợi thế cạnh tranh.

  1. Nhóm tiêu chí tuyển dụng có liên quan khác

Tình trạng hôn nhân

Một số công ty còn quan tâm đến tình trạng hôn nhân của ứng viên. Điều này cũng khá dễ hiểu bởi nhiều công việc có tính chất và đặc thù chỉ phù hợp với những người chưa lập gia đình hoặc chỉ phù hợp với những người đã lập gia đình. Thông qua tình trạng hôn nhân, nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được khả năng sẵn sàng và linh hoạt trong quá trình làm việc của ứng viên. Nhưng để đảm bảo chính xác nhất, doanh nghiệp nên trao đổi cụ thể với ứng viên về tính chất công việc và những mong muốn của mình.

Ví dụ: Công ty du lịch A có nhu cầu tuyển 1 hướng dẫn viên du lịch cho các tour quốc tế. Sau quá trình tìm kiếm và phỏng vấn, công ty A thấy được có 2 ứng viên tiềm năng ngang tài ngang sức, trong đó:

  • Ứng viên B đã kết hôn và có 1 con nhỏ
  • Ứng viên C chưa kết hôn

Công ty A đã ưu tiên chọn ứng viên C vì ứng viên C chưa kết hôn. Ứng viên C sẽ có khả năng đáp ứng công việc linh hoạt mà không bị ràng buộc bởi gia đình và trách nhiệm gia đình so với ứng viên B. Cụ thể như: Ứng viên B sẽ có tỷ lệ nghỉ việc đột xuất cao hơn nếu gặp các vấn đề điển hình như con ốm.

Khoảng cách địa lý

Sự phù hợp về khoảng cách địa lý giữa nơi làm việc và nơi ở của ứng viên cũng là một tiêu chí tuyển dụng mà nhiều nhà tuyển dụng chú trọng.

  • Địa điểm làm việc cố định: Ứng viên chỉ cần làm việc tại 1 điểm cố định như các vị trí. Ví dụ như: nhân viên văn phòng, giáo viên,…
  • Địa điểm làm việc không cố định: Ứng viên liên tục phải làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau. Ví dụ như: hướng dẫn viên du lịch, nghiên cứu thị trường, tổ chức sự kiện, photographer,…

Khoảng cách địa lý liên quan đến khả năng di chuyển, thời gian di chuyển và chi phí di chuyển của ứng viên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của ứng viên với doanh nghiệp. Do đó, nhà tuyển dụng phải trao đổi kỹ lưỡng với ứng viên để thống nhất cũng như biết được khả năng sẵn sàng của ứng viên.

Chẳng hạn: Khoảng cách giữa nơi ở của nhân viên A cách công ty anh làm việc khoảng 20km. Trên trục đường nhân viên A đi làm thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc khiến việc đi lại trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, mỗi ngày, anh đều phải bỏ ra 1 đến 2 tiếng để di chuyển đến nơi làm việc. Khi đó, thời gian cá nhân của nhân viên viên A sẽ giảm thiểu đáng kể, việc di chuyển quá lâu cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của nhân viên A. 

Khả năng gắn bó của ứng viên

Một trong những tiêu chí tuyển dụng doanh nghiệp không thể bỏ qua là khả năng gắn bó của ứng viên. Doanh nghiệp sẽ chỉ tuyển dụng thành công khi nhân sự đó đáp ứng được công việc và gắn bó lâu dài với công ty. Nếu không, doanh nghiệp sẽ chỉ tốn kém nhiều chi phí và thời gian để đào tạo và tìm kiếm nhân sự mới khi nhân sự gắn bó thấp.

Vì vậy, ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ của ứng viên, nhà tuyển dụng cần xem xét kỹ về thời gian làm việc của ứng viên tại đơn vị làm cũ. Nếu trong một năm mà ứng viên nhảy việc quá nhiều thì rất có thể khả năng gắn bó của ứng viên rất thấp.

Khả năng gắn bó của ứng viên

Đồng thời, trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đừng quên tìm hiểu thêm về khả năng của ứng viên qua một số câu hỏi như:

  • Mục tiêu của bạn trong tương lai là gì?
  • Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi tại vị trí… này?
  • Bạn có mong muốn gì về môi trường hay công việc khi làm việc tại công ty chúng tôi?
  • Tại sao bạn lại nghỉ việc tại công ty cũ?

Hotline: 0926.783.668

Email: info@digimedical.vn

Website: digimedical.vn

Fanpagehttps://www.facebook.com/digimedical.vn

Youtubehttps://www.youtube.com/@digimedicalvn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *