Quy trình thành lập phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng
Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám ngày càng lớn của người dân, việc thành lập phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng đã ngày càng phổ biến. Tuy nhiên các bác sĩ dù có khả năng mở phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng thì cũng cần phải tuân thủ điều kiện thành lập phòng khám, quy trình thành lập phòng khám để đảm bảo phòng khám hoạt động và vận hành ổn định.
Để mở phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng, cá nhân hoặc tổ chức phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thực hiện quy trình thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám. Dưới đây là quy trình thành lập phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng mà chúng ta có thể tìm hiểu.
Nội dung liên quan:
5 chiến dịch Marketing phòng khám nhi tạo ấn tượng sâu với khách hàng
5 bước xây dựng chiến lược Marketing phòng khám nhi mang lại hiệu quả cao
Để thành lập phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng cần thuân thủ những điều kiện nào?
Muốn mở phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng, tổ chức hoặc cá nhân mở phòng khám cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản để có thể xin cấp giấy yêu cầu mở phòng khám, cũng như thực hiện đầy đủ thủ tục xin cấp phép hoạt động cho phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng.
Trong đó điều kiện để mở phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng bao gồm:
Điều kiện về cơ sở vật chất
+ Phòng khám phải có địa điểm cố định, hoàn toàn tách biệt với nơi sinh hoạt của gia đình, phải có trần chống bụi, tường và nền là chất liệu dễ vệ sinh tẩy rửa, phòng có đầy đủ ánh sáng.
+ Phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng phải có phòng khám chữa bệnh với diện tích tối thiểu là 10 m2, có nơi đón tiếp người bệnh. Trong đó phòng khám chuyên khoa ngoại hoặc khoa thẩm mỹ phải có buồng lưu trú cho người bệnh với diện tích tối thiểu 12 m2, có phòng khám phục hồi chức năng với diện tích tối thiểu là 10 m2.
+ Nếu có phòng thủ thuật, bao gồm phòng cấy ghép implant thì phải đảm bảo diện tích tối thiểu 10 m2, phải đảm bảo vô trùng
+ Phòng khám phải có khu vực tiệt trùng riêng để xử lý dụng cụ y tế nếu dùng lại.
+ Phòng khám cần đảm bảo các điều kiện an toàn về bức xạ, phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật.
+ Phòng khám phải có đầy đủ điện, nước cùng các điều kiện khác để chăm sóc người bệnh.
Về thiết bị y tế
+ Có đầy đủ thiết bị dụng cụ y tế phục vụ cho các hoạt động khám Nhi
+ Có đủ thiết bị dụng cụ y tế phục vụ khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng theo đúng phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng lý.
+ Phòng khám phải có hộp thuốc chống sốc cùng thuốc cấp cứu chuyên khoa.
Về Nhân sự
Đối với nhân sự, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa Nhi – Tai – Mũi – Họng phải đáp ứng được các điều kiện gồm:
+ Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Nhi – Tai – Mũi – Họng theo đăng ký của phòng khám
+ Bác sỹ phải có thời gian khám chữa bệnh tối thiểu là 54 tháng về chuyên khoa Nhi – Tai – Mũi – Họng.
Bên cạnh người chịu trách nhiệm kỹ thuật, các nhân sự khác làm việc trong phòng khám nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám
Phòng khám chuyên khoa Nhi – Tai – Mũi – Họng chỉ được khám chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo đúng như danh mục đã được Bộ trưởng Bộ Y Tế hoặc Giám đốc Sở Y Tế phê duyệt.
Quy trình thành lập phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng
Khi mở phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng cần phải tuân thủ các thủ tục đăng ký hoạt động phòng khám theo các bước dưới đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký phòng khám tại Sở Y Tế địa phương
Để mở phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng, đầu tiên bạn phải nộp hồ sơ xin cấp phép hoạt động mở phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng tại Sở Y Tế địa phương (là cơ quan tiếp nhận hồ sơ}. Trong đó hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng
+ Bản sao công chứng quyết định thành lập hay văn bản có tên của phòng khám do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Bản sao công chứng về chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật trong phòng khám.
+ Danh sách đăng ký nhân sự hành nghề khám chữa bệnh, người làm việc chuyên môn y tế không thuộc diện cấp chứng chỉ hành nghề tại phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng.
+ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự của phòng khám.
+ Tài liệu chứng minh phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng đáp ứng đủ điều kiện về tổ chức nhân sự, thiết bị y tế, cơ sở vật chất phù hợp với phạm vi khám chữa bệnh.
+ Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng khám Nhi – Tai – Mũi – Họng dựa trên danh mục chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi Sở Y Tế nhận tiếp nhận được hồ sơ sẽ tiến hành thực hiện các bước sau:
+ Với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ lập tức gửi cho cơ sở để đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
+ Với hồ sơ được gửi qua bưu điện, trong khoảng 3 ngày từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Xem xét và cấp giấy phép hoạt động
Đối với những hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét để cấp giấy phép hoạt động trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ. Đối với những trường hợp không cấp, cấp lại hay điều chỉnh giấy phép hoạt động sẽ được trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Với những hồ sơ được đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì cần phải làm các việc sau:
+ Trong khoảng 10 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi.
+ Phòng khám khi nhận được văn bản yêu cầu hoản chỉnh hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về Cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Sau 60 ngày, kể từ ngày Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động.
Để được tư vấn kỹ hơn về quy trình thành lập phòng khám nhi, bạn có thể liên hệ tới Digi Medical để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất.
Digi Medical là đơn vị cung cấp giải pháp Truyền thông và Marketing cho Y tế, được thực hiện bởi những người làm Y tế giúp các phòng khám, bệnh viện tăng cường lan tỏa thương hiệu tới khách hàng, tạo sự kết hợp hài hòa giữa truyền thông thương hiệu, marketing bệnh viện – phòng khám.
Mọi chi tiết cần tư vấn về quy trình thành lập phòng khám nhi có thể liên hệ tới Digi Medical theo số hotlline: 092 678 36 68 để được nhận tư vấn cụ thể hơn.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 092.678.3668 – 090.458.3336
Email: info@digimedical.vn
Website: www.digimedical.vn | www.quantriphongkham.com | www.digimed.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/digimedical.vn
Zalo OA: https://zalo.me/digimedicalvn
- Giải pháp xây dựng thương hiệu bệnh viện toàn diện từ A-Z
- Các kênh nào tốt nhất để xây dựng thương hiệu cá nhân cho bác sĩ
- 5 chiến dịch marketing phòng khám mắt tăng độ phủ sóng truyền thông hiệu quả
- Chiến lược thu hút bệnh nhân cho phòng khám sản phụ khoa
- 5 chiến lược marketing online phòng khám phục hồi chức năng