Xây dựng chiến lược Marketing phòng khám vẫn là một điểm mấu chốt giúp đem lại thành công cho các cơ sở y tế của bạn. Vậy làm sao để tìm ra ý tưởng Marketing hiệu quả? Mời bạn cùng xem qua bài viết chi tiết dưới đây của Digi Medical nhé.
#1 Sử dụng Marketing truyền miệng
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu Marketing truyền miệng (WOM) là gì? Nó chính là sự truyền miệng của người này đến với người khác mà không cần tác động đến Quảng cáo. Đây là ý tưởng Marketing phòng khám tiết kiệm chi phí và có khả năng chuyển đổi khách hàng vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, muốn sử dụng được các phương thức này, phòng khám của bạn cũng cần có một nền tảng tốt từ trước.
Nếu như trước đây hình thức truyền miệng bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý và thời gian thì giờ đây nhờ vào phương tiện truyền thông xã hội bạn có thể tiếp cận WOM với người dùng chỉ trong vài giây. Với một lượt chia sẻ, đăng lại, marketing truyền miệng mang đến tiềm năng phát triển theo cấp số nhân.
Đối với các phòng khám, nếu khách hàng của bạn hài lòng về dịch vụ và giá cả. Bạn hãy cảm ơn khách hàng và vui vẻ nhờ họ gợi ý hoặc giới thiệu với bạn bè, hàng xóm những điều mà họ cảm thấy hài lòng khi tới với phòng khám của bạn. Hầu hết, tất cả các khách hàng sẽ vui vẻ chấp nhận.
#2 Dùng thử nền tảng Facebook Live
Ý tưởng thứ 2 mà Digi Medical muốn giới thiệu đến với bạn chính là nền tảng Facebook Live hay còn gọi là livestream. Đây chính là nền tảng đẩy mạnh tương tác thực giữa con người với con người. Trang mạng xã hội facebook đã công bố: “Mọi người có xu hướng dành xem livestream trên Facebook cao gấp 3 lần so với video thông thường và số lượng bình luận trên livestream cao gấp 10 lần”. Vậy, livestream là một hình thức thu hút tương tác rất tốt mà cơ sở của bạn cần chú ý đến đúng không?
Mặc dù hình thức live này hoàn toàn miễn phí tuy nhiên các phòng khám muốn có một buổi livestream thực sự thu hút người xem thì cần chuẩn bị trước đó rất nhiều. Phòng khám nên đầu tư vào thiết bị quay phim chất lượng, kịch bản live hấp dẫn và hơn hết các thông tin chuyên môn về chăm sóc sức khỏe đưa ra trong buổi trực tiếp phải 100% chính xác.
#3: Tăng mức độ phủ sóng truyền thông
Trong những năm trở lại đây, do sự ảnh hưởng của Covid-19, người dùng đã thay đổi hành vi sử dụng các phương tiện truyền thông trên internet. Theo số liệu báo cáo về hoạt động giải trí các dịch vụ trực tuyến trong năm 2021 cho thấy, hơn 2/3 số người được phỏng vấn (phỏng vấn 2.369)* đã sử dụng thường xuyên hơn các nền tảng kỹ thuật số như: facebook, youtube, instagram, website, netflix, tiktok,…
Những xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai, kỷ nguyên của kỹ thuật số (digital) đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng nhu cầu xem, nghe, nhìn trên tất cả phương tiện. Trong đó, video ngắn đang nổi lên như một hiện tượng với ưu điểm nhanh gọn, dễ hiểu và tiếp cận dễ dàng hơn đến với người dùng.
Các cơ sở y tế có thể lợi dụng sự tăng trưởng của phương tiện truyền thông để thu hút khách hàng cho phòng khám. Một số kênh phù hợp miễn phí mà bạn nên tham khảo và đăng tải nội dung cho cơ sở của mình đó là: facebook, tiktok, youtube….Tuy nhiên, thách thức của bạn đó chính là sáng tạo nội dung phù hợp, hấp dẫn, lôi cuốn người xem đến với trang của mình.
*Số liệu thực tế tham khảo tại trang Advertising VietNam.
#4: Chăm sóc tốt khách hàng trên Online
Điều mà các cơ sở y tế không kiểm soát được đó chính là sự đánh giá không tốt của khách hàng về họ. Những vấn đề này thực sự nằm ngoài khả năng kiểm soát nhưng phòng khám có thể vượt qua đánh giá đó bằng việc quan tâm đến những ý kiến của khách hàng. Khi gặp phải những đánh giá xấu, phòng khám hãy liên hệ trực tiếp với những người đánh giá bạn trên các trang web trực tuyến hay mạng xã hội.
Trước tiên, bạn cần cảm ơn họ đã đưa đến những góp ý khi trải nghiệm tại phòng khám. Sau đó, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn khách hàng không hài lòng và đưa ra những lời đề nghị tốt như giảm giá cho lần tiếp theo, hoặc đặt lịch khám bác sĩ tốt nhất. Điều này giúp họ sẽ có cảm tình với phòng khám và tiếp tục quay trở lại sử dụng dịch vụ. Hơn hết, họ sẽ đính chính lại những gì không tốt về bạn mà họ đã phản hồi trước đó.
#5: Tối ưu hóa website phòng khám chuẩn SEO
Tối ưu hóa trang web chuẩn SEO là quá trình tối đa hóa các kết quả nội dung trên các công cụ tìm kiếm bao gồm: thứ hạng trang web, lưu lượng truy cập không phải trả tiền và chuyển đổi. Một website đã được tối ưu hóa SEO website phòng khám thì sẽ giúp bạn nhanh chóng tăng thứ hạng lên top đầu các trang tìm kiếm. Ngoài ra, SEO website phòng khám là cơ hội giúp lưu lượng truy cập trang web tăng lên từ đó bạn có thể sử dụng các data đã truy cập để chuyển đổi thành khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
Chiến lược marketing phòng khám này hoàn toàn miễn phí tuy nhiên lại mất rất nhiều thời gian để xây dựng. Vì thế nếu được, các phòng khám nên thuê ngoài để tiết kiệm thời gian và ngân sách marketing của mình. Mặc dù SEO có thể thuê ngoài, nhưng các chủ phòng khám cũng cần nắm một số ý chính để quản lý đầu công việc được tốt hơn:
- Bộ từ khóa cần SEO.
- Nội dung bài viết chuẩn SEO: các tiêu đề H1, H2; lượng từ khóa được phân bổ trong bài viết; liên kết trang web có trong bài viết; tối ưu hình ảnh; đặc biệt, bạn cần quan tâm đến trải nghiệm người dùng đối với nội dung tạo ra.
- Sau khi sản xuất nội dung thì nó sẽ được chia sẻ trên những nền tảng nào? Và có ai quan tâm đến bài viết đó không? (những người trong chuyên môn SEO gọi là đi link).
- Cuối cùng, cần đo lường và cải tiến kết quả đạt được (ít nhất từ 3-6 tháng), bao gồm các công việc: kiểm tra thứ hạng từ khóa, lượng khách hàng truy cập và chuyển đổi đơn hàng.
#6: Tận dụng các trang review địa điểm uy tín
Có thể bạn đã biết, một ý tưởng marketing phòng khám giúp bạn được tin cậy hơn trong mắt khách hàng đó là sử dụng phương thức booking các trang review địa điểm uy tín. Nhờ các trang web tên tuổi lớn này mà phòng khám của bạn sẽ được khách hàng ưu tiên hơn giữa vô vàn lựa chọn. Tại Việt Nam, một số trang web review nổi tiếng, được nhiều người ưa chuộng như:
- toplist
- bookingcare
- healthcentral
- reviewnao
- top10vn
- top10vietnam
#7: Chăm sóc thường xuyên các khách hàng cũ
Chi phí để thu nhận một khách hàng mới thường cao hơn nhiều so với chi phí để giữ lại một khách hàng cũ. Vì thế, các cơ sở y tế hãy lên cho mình một kế hoạch chăm sóc khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại phòng khám của bạn.
Một số cách bạn có thể sử dụng đó là kết bạn zalo, gọi điện hoặc gửi tin nhắn kèm theo lời nhắc nhở khách hàng có một cuộc hẹn thăm khám để kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên gửi tin nhắn một cách đại trà mà hãy tìm hiểu trước thông tin của khách hàng. Sau đó, trò chuyện một cách thân thiết với khách để họ có thiện cảm hơn với bạn.
Đối với các chuyên khoa không có khả năng khách hàng quay trở lại, bạn cần liên hệ để hỏi thăm tình trạng sức khỏe của họ. Điều này có thể giúp họ nhớ đến bạn và có thể trong tương lai họ sẽ giới thiệu bạn bè hoặc gia đình sử dụng các dịch vụ của bạn.
Kết luận
Hy vọng những thông tin về Marketing phòng khám mà Digi Medical cung cấp sẽ giúp cho quý phòng khám áp dụng một cách hiệu quả trong chiến lược Marketing của mình. Nếu như các chủ phòng khám đang loay hoay và không biết lên kế hoạch cho các chiến dịch Marketing thì hãy liên hệ ngay cho Digi Medical để được tư vấn miễn phí. Chúc quý vị nhiều sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống!
Thông tin liên hệ:
Hotline: 092.678.3668 – 090.458.3336
Email: info@digimedical.vn
Website: www.digimedical.vn | www.quantriphongkham.com | www.digimed.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/digimedical.vn
Zalo OA: https://zalo.me/digimedicalvn
- Phần mềm quản lý phòng khám sản phụ khoa chuyên nghiệp chuẩn
- Phân loại hình thức quay video phòng khám phổ biến nhất hiện nay
- Tổng hợp 20 mẫu bài viết quảng cáo phòng khám sản phụ khoa trên facebook nhiều tương tác nhất
- Hướng dẫn quy trình thành lập phòng khám nha khoa
- Chiến lược thu hút bệnh nhân cho phòng khám nha khoa