Y tế – lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con người đang được đầu tư và chú trọng hàng đầu tại Việt Nam. Sự cạnh tranh trong Y tế trong thời đại hiện nay là khá lớn khi các cơ sở khám chữa bệnh, phòng khám,.. được mở ra liên tục, đòi hỏi tính chuyên môn, trang thiết bị và đặc biệt là chiến lược marketing. Vậy chiến lược marketing y tế là gì? Cách xây dựng chiến lược marketing cho y tế như thế nào? Digi Medical sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm:
Xây dựng chiến lược marketing cho phòng khám mắt để tăng tốc doanh thu
4 chiến lược marketing phòng khám sản phụ khoa thu hút khách hàng quan tâm
4 chiến lược marketing cho phòng khám da liễu thu hút khách hàng tiềm năng
1. Chiến lược marketing y tế là gì?
Chiếc lược marketing được hiểu là chiến lược tiếp thị tổng thể dựa trên những nghiên cứu, phân tích khách hàng, thị trường, sản phẩm, dịch vụ,… từ đó đưa ra kế hoạch marketing cụ thể, chi tiết nhằm mang lại giá trị cho cơ sở, doanh nghiệp cũng như khách hàng.
Chiến lược marketing y tế là việc xây dựng kế hoạch marketing nhằm quảng cáo, gây dựng thương hiệu, niềm tin khách hàng, bệnh nhân thông qua chất lượng y bác sĩ, dịch vụ cũng như trang thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe tốt nhất và thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng.
2. Các chiến lược marketing y tế cần có
2.1. Chiến lược phát triển thương hiệu
Một trong những chiến lược quan trọng hàng đầu mà các cơ sở y tế cần phải thực hiện khi muốn quảng bá, xây dựng hình ảnh cơ sở đó là phát triển thương hiệu (thương hiệu bác sĩ và thương hiệu phòng khám).
Hiện nay có rất nhiều cách để xây dựng thương hiệu có thể kể đến như:
– Xây dựng thương hiệu từ việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt dành cho khách hàng, bệnh nhân. Bởi nhu cầu ngày nay của con người trong việc chăm sóc sức khỏe là rất lớn chúng không chỉ dừng lại ở bác sĩ giỏi, có chuyên môn và các dịch vụ đi kèm cũng cần được hỗ trợ nhằm mang đến sự thoải mái, yên tâm trong quá trình thăm khám, chữa và điều trị bệnh.
– Xây dựng các chương trình khám, chữa bệnh từ thiện nhằm tạo được những nhận diện, thiện cảm ban đầu dành cho khách hàng, bệnh nhân. Đây là cách nhanh và tốt nhất để lấy được niềm tin cho người khác và có thể nâng tầm giá trị của cơ sở y tế.
2.2. Chiến lược dịch vụ định vị
Đây là chiến khá quan trọng là cách để xác định, định vị cho khách hàng, bệnh nhân về nhóm dịch vụ đang phát triển. Bằng cách này sẽ chuyên môn hóa được lĩnh vực, dịch vụ mang đến cho người bệnh cái nhìn tổng quan hơn. Đặc biệt đây cũng là cách để cơ sở y tế có thể cạnh tranh với các đơn vị khác trong cùng khu vực hoạt động.
2.3. Chiến lược thu hút bệnh nhân, giữ chân khách hàng
Chiến lược này có ý nghĩa trong việc quyết định đến sự phát triển tương lai của cơ sở y tế. Bởi việc thu hút và duy trì được lượng khách hàng ổn định tìm kiếm và đến thăm khám sẽ là yếu tố quyết định đến sự sống còn của đơn vị.
3. Các bước xây dựng chiến lược marketing cho ngành y tế
Để có thể xây dựng được một chiến lược marketing y tế hiệu quả thực tế không hề đơn giản. Ngành y tế có những đặc thù riêng, không giống như việc kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ thông thường mà đòi hỏi độ chuyên sâu, chính xác cao vì liên quan đến tính mạng, sức khỏe con người. Bởi vậy trong kế hoạch xây dựng chiến lược cần hết sức thận trọng, các bước cụ thể như sau:
3.1. Nghiên cứu đối tượng khách hàng, bệnh nhân
Bước đầu tiên trong xây dựng chiến lược marketing cho y tế bạn cần phải xác định được chuyên môn, thế mạnh và khách hàng mình muốn hướng tới. Từ đó để thấu hiểu nhu cầu, mong muốn mà khách hàng kỳ vọng ở mỗi đơn vị, cơ sở y tế. Có thể thấy rằng đây là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định đến sự thành công của marketing.
3.2. Xây dựng thương hiệu bác sĩ trong chiến lược marketing y tế
Thương hiệu là yếu tố quan trọng của ngành y tế, bởi thực tế khách hàng, bệnh nhân luôn tìm kiếm và muốn được thăm khám, chữa bệnh bởi những đơn vị, cơ sở có bác sĩ giỏi, chuyên môn cao. Chúng được thể hiện ở học hàm, đơn vị công tác, kinh nghiệm thực tế và kết quả sau khi khám chữa bệnh của bệnh nhân.
Ngoài tập trung xây dựng thương hiệu cá nhân thì việc quảng cáo cho khách hàng thấy những thế mạnh của đơn vị thông qua trang thiết bị, máy móc hiện đại, đời mới cũng như dịch vụ chăm sóc tốt sẽ luôn được đánh giá cao và ghi điểm tuyệt đối.
3.3. Triển khai truyền thông quảng cáo đa kênh
Đối với mỗi một ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng khách hàng sẽ có thói quen, nhu cầu hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt với y tế nếu định hướng sai thì cả kế hoạch marketing trở nên vô nghĩa và không mang lại hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều kênh có thể chạy marketing tiếp cận khách hàng nếu bạn biết khai thác tối ưu như zalo, facebook, tiktok, youtube,….
Ví dụ đơn giản như đơn vị, cơ sở hoạt động trên lĩnh vực khám sản phụ khoa thì đối tượng hướng tới sẽ ở khoảng độ tuổi từ 18 – 35 tuổi. Thói quen của nhóm đối tượng này chính là mạng xã hội như Facebook, tiktok, zalo, google,…từ đó có thể xác định được những nền tảng có khả năng tiếp cận tốt nhất.
3.4. Tạo ra nội dung chất lượng từ các video, TVC quảng cáo
Trong chiến lược marketing y tế Content, nội dung chính là thông điệp, là sự kết nối giữa các cơ sở, đơn vị với khách hàng, bệnh nhân. Chúng thực sự quan trọng và cần thiết nhưng nếu chỉ cần nội dung sai lệch hay dễ khiến người đọc hiểu nhầm thì mọi nỗ lực marketing cũng bằng không. Nội dung ở đây đòi hỏi tính chính xác, chân thực và tin cậy, sẽ không phải là những lời mời gọi quảng cáo, thần thánh hóa giá trị sản phẩm, dịch vụ khác mà phải là những kiến thức chuyên ngành có chiều sâu, mang lại giá trị và có ích cho người khác.
– Quay dựng video, TVC giới thiệu đơn vị, cơ sở y tế, các video phỏng vấn khách hàng.
– Thiết kế xây dựng các chương trình offline nhằm kết nối và giúp khách hàng, bệnh nhân hiểu hơn về các dịch vụ cơ sở cung cấp.
4. Digi Medical – đơn vị cung cấp dịch vụ marketing y tế hàng đầu tại Việt Nam
Hiện nay rất nhiều đơn vị, cơ sở y tế đang gặp khó khăn và thiếu hụt trong vấn đề marketing. Với những tính chất và đặc thù riêng không phải đơn vị marketing nào cũng dám mạo hiểm làm ngành y tế.
DigiMedical với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trên lĩnh vực marketing y tế đã và đang thực hiện, hỗ trợ nhiều cơ sở y tế trên cả nước hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Phải kể đến những đối tác lớn như:
– Bệnh viện Mắt Sông Cầu – Bắc Ninh.
– Phòng khám đa khoa Việt Mỹ – Hưng Yên.
– Phòng khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp Việt Đức Hà Nội.
– Phòng khám đa khoa Kim Ngân – Thái Bình.
– Phòng khám Linh Trãi – Vật Lý Trị Liệu & Phục Hồi Chức Năng – Thái Bình.
Và còn rất nhiều các cơ sở y tế đã hợp tác với Digimedical, chúng tôi luôn tự tin với những dịch vụ đang cung cấp. Tất cả đều được minh chứng bằng sự tin tưởng, lựa chọn của khách hàng trao cơ hội để Digimedical được đồng hành cùng với các cơ sở y tế.
Thông tin liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 092.678.3668
Email: info@digimedical.vn
Website: www.digimedical.vn | www.quantriphongkham.com | www.digimed.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/digimedical.vn
Zalo OA: https://zalo.me/digimedicalvn
Youtube: https://www.youtube.com/@digimedicalvn
Tiktok: https://www.tiktok.com/@digimedical.vn
Có thể thấy rằng xây dựng chiến lược marketing y tế cần phải được đặt lên vị trí quan trọng song song với việc nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ, hay thiết bị hiện đại. Chắc chắn rằng sự chuẩn bị tốt nhất cho một kế hoạch,chiến lược marketing y tế sẽ giúp đơn vị, cơ sở y tế phát triển bền vững hơn.
- Dịch vụ Facebook Marketing cho bệnh viện – phòng khám
- Làm sao để làm Zalo Marketing phòng khám thu được hiệu quả cao?
- 3 giải pháp tư vấn truyền thông bệnh viện giúp xây dựng lòng tin với bệnh viện mới thành lập
- Giải pháp xây dựng thương hiệu bệnh viện toàn diện từ A-Z
- 4 nguyên tắc lựa chọn tranh phòng khám tốt nhà quản trị cần ghi nhớ